Trước khi viết câu chuyện này, con xin cầu mong Thần Phật, những vong hồn tha thứ nếu có chẳng may nói điều gì mạo phạm. Nam mô A Di Đà Phật, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật…
Câu chuyện Thứ 1: Bẻ Tay Phật
Em xin kể lại một câu chuyện hoàn toàn có thật ở quê em, một câu chuyện đáng để biết và suy ngẫm về việc mạo phạm vào “đất long mạch” và “đất Phật”. Em kể câu chuyện này, đơn giản chỉ là muốn mọi người biết nhiều hơn, để tránh xúc phạm tới thế giới tâm linh. Ai không tin vào những câu chuyện mang tính kì bí thì có thể back ra bất cứ lúc nào, và cũng đừng nên cmt những điều báng bổ trong này. Bởi lẽ, câu chuyện dưới đây em kể lại, chính là một câu chuyện về hậu quả cho những hành động thiếu tôn trọng với thế giới tâm linh.
Địa danh “Cống Tổ Rồng” trong câu chuyện dưới đây là hoàn toàn có thật. Nó thuộc xóm Đầu Cầu, Yên Mỹ - Lạng Giang. Đây cũng chính là quê mẹ của em, một nơi mà em chỉ được biết đến qua những lời kể của người lớn. Bởi lẽ từ những năm 97, em đã theo bố mẹ mình vào Nam sinh sống, thế nên kí ức của em về nơi ấy là hoàn toàn không có.
Em xin miêu tả sơ qua để mọi người có thể hình dung được kết cấu của Cống Tổ Rồng: Quê em có một con sông nhỏ, quanh năm nước trong xanh như một con suối. Nó giao nhau với một con đường, bên cạnh lại là hàng ray xe lửa. Thế nên chỗ giao nhau tạo thành hình chữ thập đấy, người ta làm một cái cống bằng đá rất lớn và chắc chắn. Đó cũng chính là Cống Tổ Rồng…Còn cái tên ấy có từ bao giờ, và vì sao lại đặt là “Tổ Rồng” thì em hoàn toàn không biết.
Cống Tổ Rồng giống như một nhà máy thủy điện. Nó giúp con đường ngăn dòng sông thành 2 bên khác nhau: bên phải con đường, nước dâng cao, xanh ngắt. Bên còn lại thì chảy ngầm dưới một cánh đồng dài cả km, rồi mới chảy ra thành sông. Để đảm bảo an toàn, không ai bị vướng hay chui vào trong cống, người ta tạo ra một cái lưới sắt ở bờ phải để bịt cống lại.
Chỉ khi nước bên bờ phải của cống dâng quá cao, người ta mới xả cống cho nước chảy xuyên từ đầu này sang đầu kia…Em thì hoàn toàn không còn chút hình ảnh nào về nó, những điều biết được chỉ là do ba mẹ và các chị em kể lại. Nên miêu tả có gì sai sót, các bác ở Lạng Giang đọc được cũng đừng gạch đá em nhé.
Làng em ngày ấy có một ngôi chùa từ thời bao cấp, nằm gọn trên một ngọn đồi. Ngoại trừ những ngày lễ ra, ít ai lên chùa cúng bái gì cả. Ngôi chùa khá đơn sơ, đa phần là được xây bằng đất, chỉ có vài chỗ là được làm bằng gỗ thôi. Gần giống như một ngôi miếu vậy.
Tất cả những tượng Phật trong chùa đều được đắp bằng đất sét. Bên ngoài được phủ lớp sơn màu, vừa để đẹp, vừa tránh cho tượng bị rã.
Những ngày thường, ngôi chùa thường vắng tanh. Lâu lâu mới có mấy đám trẻ con ở xóm dưới lên quậy phá, nghịch ngợm…Trong đó có đám của Giang [em xin sử dụng đúng tên thật. Năm Mô A Di Đà Phật, xin người quá cố bỏ qua cho con].
Tuy chùa nhỏ, lại ở tút trên đỉnh đồi heo hút, thế nhưng mỗi dịp lễ tết, người làng em và những làng bên cạnh vẫn đổ về nườm nượp cúng bái, xin lộc, nhang khói nghi ngút. Bởi lẽ, ngôi chùa nổi tiếng là rất linh, nghe đâu còn nằm trên long mạch gì đấy…Thế nên, người lớn trong làng vẫn luôn miệng nhắc đám nhỏ: “tụi mày đi chăn trâu, có quậy phá gì thì quậy. Chớ có nói năng linh tinh, hỗn hào trên chùa!”
Giang năm ấy chỉ tầm bằng tuổi mẹ em. Mới khoảng 12-13 gì đó… Trẻ con xóm nghèo thì suốt ngày tụm năm tụm ba với nhau, đa phần là đi quậy phá mọi người trong lúc chăn trâu rảnh rỗi. Mà cái giống chăn trâu nó nhàn lắm, cứ cột trâu ở đấy cho gặm cỏ, khi nào hết lại dông ra chỗ khác. Thế nên tụi trẻ con cứ tha hồ tụm lại mà quậy phá.
Giang ngày ấy còn bé, cũng được bố mẹ giao cho con trâu đi chăn cùng chúng bạn. Đây cũng chính là khởi nguồn cho những trò nghịch dại của nó [xin thứ lỗi cho con vì dám gọi là “nó”, A Di Đà Phật…Xin được lượng thứ].
Buổi chiều hôm ấy trời hiu hiu gió, Giang cùng tụi bạn dắt đám trâu lên đồi chơi rồi cột lũ trâu ở đảm cỏ chân đồi. Ngày hôm ấy có cả thằng em nó đi cùng…Cả đám dắt nhau lên đỉnh đồi, chỗ có ngôi chùa đất sét. Chúng thi nhau bày ra đủ trò, quậy phá đủ thứ. Nhưng sẽ chẳng có gì để nói, nếu như Giang không làm những điều dại dột.
Thấy mấy thằng bạn cứ luôn miệng nhắc “đừng có nghịch linh tinh trong chùa”. Giang tỏ vẻ bực mình, rồi chỉ tay về phía tượng Bụt nói rất nhiều những từ vô lễ, cốt để chứng minh mình là đứa không biết sợ, và không tin Thần, Phật.
Lũ bạn càng tỏ vẻ sợ sệt, e dè. Thì Giang và thằng em càng tỏ ra thích thú với những trò đùa lố của mình. Cuối cùng, nó chạy lại bẻ một ngón tay trên tượng Phật. Vì tượng được nặn bằng đất sét, nên một thằng nhóc 12 tuổi như Giang cũng dư sức bẻ gãy. Ngón tay trên tượng Phật lìa ra, rớt chỏng quẻo xuống đất.
Lũ bạn thấy thế chạy xuống chân đồi, dong trâu đi chỗ khác chăn tiếp, không dám ở lại vì sợ phải tội với Phật. Sau lần ấy, nhóm của Giang không dắt trâu lên đồi nữa. Những tưởng sẽ không có gì xảy ra, thì vào một buổi chiều nọ, sau khi chăn trâu về. Cả đám rủ nhau ra Cống Tổ Rồng tắm, nước ở chỗ cống rất trong xanh, phía dưới lại có rêu tảo, nên lũ trẻ con rất thích tắm ở đấy.
Đến tận xế chiều, cả lũ mới chịu lên bờ, mặc quần áo rồi đánh trâu về nhà. Những người trong nhóm sau này kể lại, chiều hôm đó trông Giang có vẻ rất lạ, cứ như là đang âu lo một điều gì đó. Dắt trâu về được một đoạn, Giang đưa trâu cho thằng em dắt về, rồi bảo quay lại tắm thêm chút nữa...
Lũ bạn Giang cũng chỉ ngỡ là nó ham chơi, ráng ở lại tắm thêm một lúc cho đã, rồi mới về. Không ai ngờ rằng, đó cũng chính là những lời cuối cùng của Giang.
Chiều tối hôm đó không thấy Giang về, nên cả nhà kéo nhau đi tìm. Mãi lúc sau, nghe thằng em Giang bảo nó ở lại tắm một mình, gia đình nó mới cùng với mấy thanh niên trong làng ra Cống Tổ Rồng tìm, quả thật tìm thấy quần áo Giang để lại trên bờ, còn nó thì không thấy đâu cả.
Lúc đấy là tầm hơn 6h tối, Cống Tổ Rồng thì đang mở cho nước xả qua đầu bên kia. Biết có chuyện chẳng lành, vài thanh niên trong xóm mới chạy đi đóng dập nước lại, rồi thi nhau lặn xuống tìm xác Giang. Quả thật không sai, Giang bị kẹt trong chỗ xả nước…dòng nước khi Cống mở đã hút nó vào bên trong, kéo Giang dính chặt lưng vào trong cống.
Xác Giang được vớt lên, trong bụng không có lấy một giọt nước nào giống như là bị chết đuối. Còn môi thì nát bét, đầy dấu răng. Có lẽ Giang đã cố gắng cắn chặt môi để không bị sặc nước vào bụng…
Trong đám người đổ xô đi coi ngày hôm đó cũng có cả mẹ em. Mẹ em kể lại rằng xác Giang nằm đấy, trắng bệch, cứng đờ, nhưng không bị trào máu ra mắt, mũi và miệng như những người chết đuối khác…Phải một lúc sau, chị của Giang tới, thì máu trong mũi, miệng mới bắt đầu trào ra liên tục.
Em trai của Giang, một thời gian sau cũng bỗng dưng bị tâm thần. Chả còn biết gì nữa, cứ đi lang thang hết chỗ này tới chỗ khác. Em không biết đó có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không…nhưng những người trong làng em vẫn luôn cho rằng, hai anh em Giang gặp báo ứng vì đã xúc phạm tới Thần Phật.
P/s: đừng ai cmt chửi bới hay gì, vì đằng nào người ta cũng đã mất rồi.
Câu chuyện thứ 2 em xin kể dưới đây, cũng là về những điều bí ẩn khi mà người ta mạo phạm tới đất Thiêng.
Quote: Tưởng series truyện như kiểu đất dữ cơ, chứ chuyện như này thì làng em cũng có, e cũng nghe người lớn kể lại thôi
Làng e là làng mới lập từ hồi còn chiến tranh - khoảng năm 60, , dân di cư đến nhiều chứ người gốc không có mấy (e trên miền núi), ở cuối làng có cái đình trên đồi, giờ mất rồi còn mỗi cái ban thờ dưới chân, nghe mấy cụ già bảo là ngày xưa đấy là cổng lên đình. Cũng vì trò quậy phá đình này mà 2 người đã mất Lúc đấy họ cũng trẻ thôi, mười mấy tuổi. Nghe các cụ bảo đình lúc ấy có thờ 3 bức tượng, thánh thần gì thì e cũng ko biết vì giờ ko còn, hôm đó 2 người lên chơi, quậy phá, một người thì đổi chỗ 3 bức tượng lung tung cả lên, còn một ng thì tè ra rồi "rửa mặt cho tượng"
Thế mà về mấy hôm sau, 1 người thổ huyết tươi mà chết - người tè ra ấy, còn người kia thì bị điên, cứ leo lên cây hát hò suốt, sau đấy mấy tháng gì đó cũng mất
Nói chung chuyện về ma quỷ, thần thánh ở chỗ e ngày xưa cũng nhiều, vì lúc đó nghe nói vẫn rậm rạp lắm, còn rừng nữa, người thì thưa nên càng nhiều chuyện bí ẩn, cũng ko biết ch 2 người đó mất có liên can trực tiếp đến ch đùa cợt thần thánh ko nhưng họ mất là có thật, trên e một thế hệ thôi chứ cũng ko xa xôi gì. Không mê tín nhưng nói chung có thờ có thiêng, nhiều cái giờ khoa học cũng có giải thích cặn kẽ được đâu.
Mình nghe mẹ mình hay nói là
Phật tha chứ Thần không tha. Không biết đúng không.
Dù sao cũng có thờ có thiêng, có kiêng có lành
Nhiều lần nghe về các truyện báo ứng vì những hành động bị quy là xúc phạm những nơi linh thiêng(đình, chùa, miếu, mạo..) dẫn đến hậu quả như thần kinh, ngớ ngẩn, đời con cái sinh ra bệnh tật hoặc nặng hơn là chết thì em cũng có những suy nghĩ như bác vậy.
Mấy dạng đó là phá đình, điện, miếu, miễu... chỗ toàn thờ các vị có sừng có mỏ ko hà...
Nhẹ nhàng thì thờ võ tướng [ đừng hỏi vì sao ngài nóng tính], phổ biến hơn là thờ thần bản địa [ thổ địa, hà bá, ...], sau nữa là cúng cô hồn dã quỷ, độc nhất chắc phải kể đến dạng tế miếu [ tế tà quái để nó ko phá... ] còn sót lại... toàn thờ thuồng luồng, hổ, rắn...
Chia sẻ bài viết Facebook